I. CÁC LOẠI TRẦN GỖ:
1. Trần gỗ tự nhiên
Trần gỗ tự nhiên được sản xuất từ những loại gỗ khai thác từ trong tự nhiên như gỗ pơ mu, gỗ sồi, gỗ lim, gỗ hương,…
Ưu điểm của trần gỗ tự nhiên:
- Có độ bền cao.
- Có những vân gỗ tự nhiên thẩm mỹ cao.
- Có thể hạn chế được vấn đề cong vênh và mối mọt.
- Mang đến được vẻ đẹp sang trọng, cổ điển cho không gian sống.
- Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó thì loại này sẽ có giá thành cao hơn và thi công đòi hỏi kỹ thuật thi công khó hơn.
2. Trần gỗ công nghiệp
Trần gỗ công nghiệp mang lại những ưu điểm sau:
- Có giá thành phù hợp.
- Rất đa dạng về các loại mẫu mã, hoa văn, chất liệu…
- Quá trình thi công khá đơn giản cùng độ bền khá cao.
Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như:
- Trần gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo kích cỡ có sẵn nên khá khó khăn để thay đổi theo từng kích cỡ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Có độ bền kém hơn so với trần gỗ tự nhiên.
- Cần phải sơn phủ nhiều lớp để có thể giữ được độ bóng và độ bền màu.
Bước 1: Khảo sát tình trạng trần và lựa chọn vật liệu gỗ tự nhiên để sử dụng
Có thể sử dụng rất nhiều loại gỗ khác nhau để làm trần gỗ cho các công trình. Ví dụ như: gỗ nhựa, gỗ nhân tạo hay gỗ tự nhiên. Mỗi loại sẽ có các đặc tính khác nhau. Vậy nên quy trình thi công cũng sẽ không giống nhau. Vì vậy công đoạn khảo sát tình trạng trần nhà và lựa chọn vật liệu thích hợp với công trình là vô cùng quan trọng.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề như: Làm trần bên trong nhà hay ở ngoài mái hiên. Trần có tiếp xúc với mưa nắng không. Hay có bị khống chế do những kiến trúc khác không. Điều này sẽ giúp cho việc thi công được dễ dàng, nhanh chóng. Đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ cho công trình hơn
Bước 2: Lắp đặt khung xương cho trần gỗ
Với từng loại vật liệu khác nhau sẽ có những cách lắp khung xương khác nhau. Vì trần nhà là bộ phận được đặt ở trên cao. Vậy nên quá trình lắp đặt khung xương cần phải đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng sau này. Bạn cần phải tính toán khối lượng của trần gỗ cần lắp đặt. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp gia cố và lắp đặt sao cho phù hợp, để tránh tình trạng khung xương không thể chịu nổi trọng lượng của trần.
Những loại khung xương được dùng phổ biến ngày nay như: Khung xương gỗ tự nhiên, khung xương nhựa, khung xương inox và khung xương sắt.
- Khung xương gỗ tự nhiên và khung xương nhựa thường được sử dụng khi có thể lắp đặt trực tiếp lên trên trần bê tông. Có thể sử dụng súng bắn đinh vít bê tông để cố định xương vào trần nhà. Và sau đó ốp trần gỗ lên khung xương
- Khung xương inox và khung xương sắt thường sử dụng trong những trường hợp cần giật cấp trần nhà xuống thấp hơn so với thiết kế ban đầu
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng máy bắn cốt laser cân mặt phẳng trong quá trình lắp đặt khung xương. Để có thể đảm bảo có độ chính xác tốt nhất. Bởi khung xương còn quyết định đến bề mặt phẳng của trần nhà sau quá trình thi công xong.
Bước 3: Thi công trần gỗ
Sau khi đã lắp đặt hoàn thiện khung xương. Công đoạn tiếp theo là thi công làm trần gỗ. Bạn hãy lắp đặt những thanh lam hoặc thanh gỗ lên trên hệ khung xương vừa lắp đặt ở bước trên. Dựa theo kích thước của trần nhà bạn hãy tính toán, chia khổ ván trần hợp lý. Giúp giảm bớt hao hụt hay hạn chế cắt ván quá nhỏ hoặc quá ngắn, đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho công trình. TRẦN GỖ CÔNG NGHIỆP
Tùy vào loại trần gỗ bạn sử dụng mà bạn có thể kết hợp với các biện pháp gia cố khác nhau. Như bắn đinh đồng, sử dụng keo hoặc đinh vít cố định để đảm bảo độ chắc chắn cho trần nhà. Bạn nên ưu tiên áp dụng những biện pháp lắp đặt có thể che đi những vị trí đã gia cố để không làm mất mỹ quan của trần.
Bước 4: Hoàn tất quá trình thi công trần gỗ và tiến hành vệ sinh
Sau khi đã hoàn thành xong quá trình thi công làm trần gỗ. Công đoạn cuối cùng bạn cần phải thực hiện đó là kiểm tra lại toàn bộ công trình đã thi công. Sau đó thì vệ sinh bề mặt trần và bảo quản. Bạn có thể sử dụng khăn ướt lau bề mặt để loại bỏ hết vết bẩn bám trên bề mặt trần gỗ. Bạn không nên sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa đối với những loại trần gỗ. Nếu công trình còn đang trong quá trình thi công thì bạn nên che chắn các vị trí có thể sẽ bị ảnh từ việc thi công các hạng mục khác để đảm bảo bề mặt trần gỗ sẽ không bị hư hỏng trong khi thi công.